Home » tin tức
5 câu hỏi thường gặp về bệnh điếc
Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014
Câu 1: Điếc có mấy loại?
Có 3 loại: điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận, điếc hỗn hợp.
Câu 2: Bệnh điếc câm bẩm sinh có di truyền không?
Bệnh câm điếc bẩm sinh do di truyền thực sự ( nghĩa là vừa có cả câm lẫn điếc) rất hiếm trên thực tế, phần nhiều là bệnh điếc bẩm sinh gây ra hậu quả kèm theo là câm (vì không nghe được).Trong điếc câm, trẻ không nói được do không nghe được tiếng nói, nên cũng không bắt chước được.Nếu điếc xuất hiện trước 3 tuổi, trẻ sẽ không nói được. Nếu điếc xảy ra từ 4 – 8 tuổi, trẻ có thể nói được một số từ. Điếc câm gồm điếc câm bẩm sinh và điếc câm mắc phải.
Câu 3: Khi phát hiện bị bệnh điếc thì nên điều trị như thế nào?
(Theo Bs Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng khoa thính học Bệnh viện TMH Tp.HCM)
Khi bị điếc phải được can thiệp sớm, can thiệp càng sớm thì tác hại của điếc càng giảm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây điếc mà có các phương pháp điều trị khác nhau:
Bệnh lý của tai ngoài: điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật. Nếu có ráy tai phải lấy ráy tai, lấy dị vật ống tai ngoài, điều trị viêm ống tai ngoài.
Bệnh lý của tai giữa: chỉ định phẫu thuật bệnh tích của tai giữa, vá lại phần màng nhĩ thủng hoặc tái tạo lại lớp đệm không khí của tai giữa, phục hồi lại các xương con bị tổn thương bằng các xương tự tạo. Tắc vòi nhĩ, viêm tai giữa thanh dịch nếu không điều trị kịp thời và tích cực dễ dẫn đến viêm tai giữa thủng nhĩ.
Bệnh lý của tai trong rất khó hồi phục. Vấn đề thời gian rất quan trọng, nếu đó là tổn thương của các mạch máu vùng tai trong cần điều trị càng sớm càng tốt bằng thuốc giãn mạch, chống viêm và chống dị ứng.
Đối với điếc đột ngột ( thường bị điếc sau một đêm ngủ dậy): đây là bệnh cấp cứu vì kết quả điều trị được tính bằng giờ kể từ khi điếc.
Nếu sau tất cả các hướng điều trị thuốc và phẫu thuật nói trên mà sức nghe đã cải thiện vẫn không đáp ứng được giao tiếp bình thường thì phải sử dụng máy trợ thính.
Câu 4: Điếc có mấy mức độ khác nhau?
Chúng ta nghe bằng âm thanh dẫn truyền qua hai đường: đường khí và đường xương.Có nhiều mức độ điếc khác nhau:
Câu 5: Nguyên nhân nào gây điếc?
(Theo ThS. Phạm Bích Đào – Báo Sức khỏe & Đời Sống)
· Điếc dẫn truyền:
Thường do bệnh tích ở tai ngoài như ráy tai, dị vật tai, dị tật tịt ống tai, nhọt ống tai, viêm ống tai ngoài. Bệnh tích của tai giữa như viêm tai xuất tiết, viêm tắc vòi tai - đường thông với họng mũi, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm.
Nguyên nhân chính gây điếc dẫn truyền là xơ nhĩ, đó là những bệnh tích sẹo do viêm tai giữa mạn tính mủ để lại sau khi lành. Xơ nhĩ còn là giai đoạn cuối cùng của viêm tai mạn tính xuất tiết. Bệnh tích có thể khu trú ở màng nhĩ - bị thủng, bị dính vào thành trong, bị nhăn nhúm hoặc có những sẹo mỏng, những mảnh vôi hóa. Các xương con nằm trong tai giữa bị cố định, có các khối xơ cứng bao bọc. Trong những trường hợp này, bệnh nhân bị điếc là triệu chứng chính, điếc không hoàn toàn nghĩa là họ vẫn nghe rõ tiếng nói to, còn tiếng nói khẽ hoặc nói từ xa thì họ nghe xì xào nhưng không hiểu được lời nói.
Mức độ điếc thay đổi theo thời gian, lúc nào bị ngạt mũi, sổ mũi thì càng nghe kém. Những bệnh nhân bị điếc do sẹo của màng nhĩ sẽ nghe rõ hơn khi tai bị viêm chảy dịch. Khi nói chuyện, người bị điếc tai giữa thường nói nhỏ vì họ nghe tiếng nói của bản thân vang ở trong tai.
· Điếc tiếp nhận:
Viêm mê nhĩ có thể gây ra do giang mai tai, thương hàn, quai bị, cúm... hoặc do nhiễm độc rượu, thuốc lá, thuốc quinin, streptomycin, cholesterol máu cao, acid uric máu cao, ure máu cao, đường máu cao, do vỡ mạch, co thắt mạch máu tai trong, do chấn thương, do dị ứng. Tổn thương thần kinh do viêm màng não, giang mai, do virut (zona), do u thần kinh... Tổn thương trung tâm thính giác ở vỏ não do u não, áp-xe não, thương tổn não ở vùng nhân tiếp nhận âm thanh, ở vỏ não.
Triệu chứng điếc thường xuất hiện đột ngột, tuy nhiên có một số trường hợp điếc xuất hiện từ từ nhưng dù sao vẫn diễn biến nhanh hơn điếc tai giữa.
Mức độ điếc cao, thường đưa đến điếc hoàn toàn hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân xuất hiện ù tai, tiếng kêu giống như tiếng dế kêu, còi rít hoặc chuông ngân. Hiện tượng chóng mặt có thể đi kèm với điếc nhưng không thường xuyên.
· Điếc hỗn hợp:
Điếc hỗn hợp nặng về tai giữa gồm xốp xơ tai, xơ mê nhĩ, lỏng khớp của chuỗi xương con. Điếc hỗn hợp nặng về tai trong gồm viêm tai khô do thể tạng.
Tags:
san-pham, tin tức
Có 3 loại: điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận, điếc hỗn hợp.
- Điếc dẫn truyền:
- Điếc tiếp nhận
- Điếc hỗn hợp:
Câu 2: Bệnh điếc câm bẩm sinh có di truyền không?
Bệnh câm điếc bẩm sinh do di truyền thực sự ( nghĩa là vừa có cả câm lẫn điếc) rất hiếm trên thực tế, phần nhiều là bệnh điếc bẩm sinh gây ra hậu quả kèm theo là câm (vì không nghe được).Trong điếc câm, trẻ không nói được do không nghe được tiếng nói, nên cũng không bắt chước được.Nếu điếc xuất hiện trước 3 tuổi, trẻ sẽ không nói được. Nếu điếc xảy ra từ 4 – 8 tuổi, trẻ có thể nói được một số từ. Điếc câm gồm điếc câm bẩm sinh và điếc câm mắc phải.
Câu 3: Khi phát hiện bị bệnh điếc thì nên điều trị như thế nào?
(Theo Bs Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng khoa thính học Bệnh viện TMH Tp.HCM)
Khi bị điếc phải được can thiệp sớm, can thiệp càng sớm thì tác hại của điếc càng giảm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây điếc mà có các phương pháp điều trị khác nhau:
Bệnh lý của tai ngoài: điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật. Nếu có ráy tai phải lấy ráy tai, lấy dị vật ống tai ngoài, điều trị viêm ống tai ngoài.
Bệnh lý của tai giữa: chỉ định phẫu thuật bệnh tích của tai giữa, vá lại phần màng nhĩ thủng hoặc tái tạo lại lớp đệm không khí của tai giữa, phục hồi lại các xương con bị tổn thương bằng các xương tự tạo. Tắc vòi nhĩ, viêm tai giữa thanh dịch nếu không điều trị kịp thời và tích cực dễ dẫn đến viêm tai giữa thủng nhĩ.
Bệnh lý của tai trong rất khó hồi phục. Vấn đề thời gian rất quan trọng, nếu đó là tổn thương của các mạch máu vùng tai trong cần điều trị càng sớm càng tốt bằng thuốc giãn mạch, chống viêm và chống dị ứng.
Đối với điếc đột ngột ( thường bị điếc sau một đêm ngủ dậy): đây là bệnh cấp cứu vì kết quả điều trị được tính bằng giờ kể từ khi điếc.
Nếu sau tất cả các hướng điều trị thuốc và phẫu thuật nói trên mà sức nghe đã cải thiện vẫn không đáp ứng được giao tiếp bình thường thì phải sử dụng máy trợ thính.
Câu 4: Điếc có mấy mức độ khác nhau?
Chúng ta nghe bằng âm thanh dẫn truyền qua hai đường: đường khí và đường xương.Có nhiều mức độ điếc khác nhau:
- Bình thường: nghe được cả lời nói thầm.
- Nhẹ: nghe lời nói bình thường cách 1 mét.
- Trung bình: nghe nói lớn cách 1 mét.
- Nặng: nghe khi được hét sát vào tai.
- Sâu (rất nặng): không nghe được dù hét sát vào tai.
Câu 5: Nguyên nhân nào gây điếc?
(Theo ThS. Phạm Bích Đào – Báo Sức khỏe & Đời Sống)
· Điếc dẫn truyền:
Thường do bệnh tích ở tai ngoài như ráy tai, dị vật tai, dị tật tịt ống tai, nhọt ống tai, viêm ống tai ngoài. Bệnh tích của tai giữa như viêm tai xuất tiết, viêm tắc vòi tai - đường thông với họng mũi, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm.
Nguyên nhân chính gây điếc dẫn truyền là xơ nhĩ, đó là những bệnh tích sẹo do viêm tai giữa mạn tính mủ để lại sau khi lành. Xơ nhĩ còn là giai đoạn cuối cùng của viêm tai mạn tính xuất tiết. Bệnh tích có thể khu trú ở màng nhĩ - bị thủng, bị dính vào thành trong, bị nhăn nhúm hoặc có những sẹo mỏng, những mảnh vôi hóa. Các xương con nằm trong tai giữa bị cố định, có các khối xơ cứng bao bọc. Trong những trường hợp này, bệnh nhân bị điếc là triệu chứng chính, điếc không hoàn toàn nghĩa là họ vẫn nghe rõ tiếng nói to, còn tiếng nói khẽ hoặc nói từ xa thì họ nghe xì xào nhưng không hiểu được lời nói.
Mức độ điếc thay đổi theo thời gian, lúc nào bị ngạt mũi, sổ mũi thì càng nghe kém. Những bệnh nhân bị điếc do sẹo của màng nhĩ sẽ nghe rõ hơn khi tai bị viêm chảy dịch. Khi nói chuyện, người bị điếc tai giữa thường nói nhỏ vì họ nghe tiếng nói của bản thân vang ở trong tai.
· Điếc tiếp nhận:
Viêm mê nhĩ có thể gây ra do giang mai tai, thương hàn, quai bị, cúm... hoặc do nhiễm độc rượu, thuốc lá, thuốc quinin, streptomycin, cholesterol máu cao, acid uric máu cao, ure máu cao, đường máu cao, do vỡ mạch, co thắt mạch máu tai trong, do chấn thương, do dị ứng. Tổn thương thần kinh do viêm màng não, giang mai, do virut (zona), do u thần kinh... Tổn thương trung tâm thính giác ở vỏ não do u não, áp-xe não, thương tổn não ở vùng nhân tiếp nhận âm thanh, ở vỏ não.
Triệu chứng điếc thường xuất hiện đột ngột, tuy nhiên có một số trường hợp điếc xuất hiện từ từ nhưng dù sao vẫn diễn biến nhanh hơn điếc tai giữa.
Mức độ điếc cao, thường đưa đến điếc hoàn toàn hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân xuất hiện ù tai, tiếng kêu giống như tiếng dế kêu, còi rít hoặc chuông ngân. Hiện tượng chóng mặt có thể đi kèm với điếc nhưng không thường xuyên.
· Điếc hỗn hợp:
Điếc hỗn hợp nặng về tai giữa gồm xốp xơ tai, xơ mê nhĩ, lỏng khớp của chuỗi xương con. Điếc hỗn hợp nặng về tai trong gồm viêm tai khô do thể tạng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét